Liên hệ
>
>
CHƯA PHÂN LOẠI

1001 điều thú vị xoay quanh Google Maps dành cho doanh nghiệp (Phần 1)

<span style="font-weight:400">by</span> Tada Labs
by Tada Labs

Google Maps từ lâu đã là ứng dụng quen thuộc đối với nhiều người dùng trên thế giới. Từ một sản phẩm được sinh ra để thay thế những chiếc bản đồ giấy, giúp người dùng chủ động trong việc tham gia giao thông và hạn chế tình trạng đi nhầm đường, nay, Google Maps còn được sử dụng như một công cụ đóng vai trò quan trọng trong hành trình khách hàng nhằm quảng bá doanh nghiệp của mình, đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh B2B.

“1001 điều xoay quanh Google Maps” là chuỗi series cung cấp thông tin quan trọng và hữu ích cho doanh nghiệp của bạn về công cụ “tìm đường” tuyệt vời này. Hãy lưu lại và theo dõi chuỗi series bổ ích này nhé! 

Google Maps là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của Google Maps

Google Maps là một trong những ứng dụng tiện ích miễn phí của Google, được ra đời nhằm thay thế những chiếc bản đồ giấy thông thường. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Google Maps dần trở thành ứng dụng số phổ biến nhất hiện nay. Chính bởi vậy, Google Maps được ứng dụng với nhiều mục đích như tìm đường đi, đo lường khoảng cách, ghi nhớ vị trí hoặc thậm chí là quảng bá doanh nghiệp thông qua việc tích hợp Google Maps vào website và đính kèm link giới thiệu doanh nghiệp vào địa chỉ công ty trên Google Maps. 

Lịch sử hình thành và phát triển của Google Maps

Giai đoạn 2005 – 2010:

  • Năm 2005: Sau nhiều thời gian mày mò nghiên cứu, Lars và Jens Eilstrup Rasmussen – cha đẻ của Google Maps đã kết hợp cùng Google cho công bố sự ra đời của Google Map vào năm 2005. Đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình của một trong những công cụ bản đồ số có tuổi đời lâu nhất tính tới thời điểm hiện tại. 
  • Năm 2007: Phiên bản Google Maps dành riêng cho điện thoại chính thức được phát hành với phiên bản cập nhật cao cấp hơn của tính năng “My location” (vị trí của tôi), được tích hợp GPS vệ tinh để xác định chính xác vị trí của người dùng. 
  • Năm 2009: Google Maps tiếp tục mở rộng sang các hệ điều hành điện thoại khác nhau như Android.

Giai đoạn 2011 – 2015: 

  • Năm 2011: Map Maker được thêm vào phiên bản Google Maps ở nước Mỹ, điều này giúp người dùng có thể tự điều chỉnh thông tin theo thời gian thực mà không cần đợi các công ty kỹ thuật số cập nhật phiên bản lâu dài.
  • Năm 2012 – 2015: Google Maps liên tục được cập nhật trên các nền tảng điện thoại di động như App Store của IOS. Đồng thời, công cụ này còn liên tục bổ sung thông tin về các quốc gia còn thiếu, và công nhận chủ quyền của các quốc gia độc lập nhưng chưa nhiều người biết đến như Palestine hay Bắc Triều Tiên. 

Giai đoạn 2016 – 2018: 

  • Năm 2016: Lấy nguồn từ Landsat 8, Google đã tung ra phiên bản hiện thị bằng vệ tinh của toàn thế giới trên Google Maps bao gồm hơn 700 nghìn tỷ pixel dữ liệu mới. 
  • Năm 2017: Google Maps cập nhật những hình ảnh của một số hành tinh trong hệ mặt trời như mặt trăng, Sao Thủy, Sao Kim.
  • Năm 2018: Google Maps tạo ra chế độ xem tổng thể thành một quả địa cầu 3D được chiếu trên bề mặt phẳng.

Giai đoạn 2019 – nay: 

  • Năm 2019: Với việc tích hợp cảnh báo bẫy tốc độ và camera bắn tốc độ, Google Maps đã tạo được thiện cảm với nhiều người dùng khi họ tham gia giao thông. 
  • Năm 2020: Google Maps thay đổi biểu tượng nhận diện của mình trong dịp kỷ niệm 15 năm ra đời. Cũng trong năm này, Google Maps cập nhật hiển thị và số liệu về số ca nhiễm COVID-19 trong ứng dụng của mình. 
  • Năm 2021: Với sự ra đời của xe điện, Google Maps cập nhật vị trí những trạm sạc điện.
  • Từ 2021 – nay: Google Maps tăng cường trải nghiệm cá nhân hóa khi cho phép người dùng tự cập nhật vị trí, chia sẻ cảm nhận, thông tin về những địa điểm họ đã ghé thăm. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp tích hợp giới thiệu công ty của mình.

Với chiều dài phát triển của mình, Google Maps không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người dùng và giữ vững vị trí số 1 công cụ bản đồ số tốt nhất hiện nay.

Những tiện ích của Google Maps lợi hại nhất hiện nay

  1. Tìm kiếm địa điểm, xác lập đường đi đến vị trí trên bản đồ

Với thao tác nhập từ khóa địa điểm muốn đến trên thanh tìm kiếm, Google Maps sẽ hiển thị cho bạn chính xác kết quả tìm kiếm. Không những thế, thông tin trong địa điểm cần tìm của bạn sẽ được hiển thị một cách đầy đủ và rõ ràng dựa trên chủ địa điểm và khách ghé thăm đánh giá và cung cấp, điều này giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và xác minh chính xác địa điểm cần tìm. 

Thông tin của TADA LABS trên Google Maps trên Google Maps

Thông tin của TADA LABS trên Google Maps 

Không những thế, Google Maps còn có tính năng tìm đường đi đến vị trí bạn chọn. Đối với từng địa điểm nhất định, Google Maps sẽ gợi ý cho bạn nhiều con đường khác nhau, tùy thuộc vào thời gian, và phương tiện bạn mong muốn.

Tuyến đường từ Chợ Bến Thành tới TADA LABS trên Google Maps

Tuyến đường từ Chợ Bến Thành tới TADA LABS trên Google Maps

  1. Lưu trữ và đặt tên địa điểm yêu thích

Nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, Google Maps đẩy mạnh cá nhân hóa trong việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin địa điểm người dùng muốn, thông qua đó, Google Maps cho phép họ đặt tên địa điểm cần tìm và lưu trữ bằng cách phân loại chúng vào từng địa điểm khác nhau.

 
Lưu trữ và phân loại TADA LABS trên Google Maps

Lưu trữ và phân loại TADA LABS trên Google Maps

  1. Sử dụng Google Maps không cần mạng

Hiểu được những sự khó khăn khi ra ngoài đường mà không có kết nối mạng của người dùng, Google Maps ra mắt tính năng cho phép họ truy tìm vị trí địa điểm cần đến ngay cả khi không có mạng. Điều này hỗ trợ rất lớn cho những người dùng không thường xuyên đăng ký mạng di động nhưng vẫn tìm được đến đúng chỗ họ muốn.

Chỉ cần bạn ấn lưu địa điểm muốn đến như tiện ích số 2, bạn sẽ tự động sử dụng Google Maps mà không cần dùng đến mạng khi muốn tìm đường đi đến địa điểm đó.

  1. Đề xuất, nêu cảm nhận về địa điểm đã ghé thăm

Một tính năng cá nhân hóa nữa Google Maps giúp người dùng nêu lên tiếng nói của họ đó là tính năng cho phép người dùng đề xuất bằng cách đánh giá (xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao) và đưa ra những lời nhận xét, thậm chí có thể đính kèm ảnh về địa điểm họ đã ghé thăm hoặc chưa ghé thăm nhưng có mong muốn đánh giá. Qua tính năng này, Google Maps gián tiếp giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình, đồng thời giúp người dùng Google Maps có thể sử dụng nó như một sản phẩm review đáng tin cậy từ những người dùng khác. 

Nêu đề xuất, cảm nhận về TADA LABS trên Google Maps

Nêu đề xuất, cảm nhận về TADA LABS trên Google Maps

  1. Chỉ dẫn bằng giọng nói trên Google Maps

Không dừng lại ở việc giúp người dùng quan sát và thay thế tấm bản đồ giấy thông thường, Google Maps còn giúp người dùng sử dụng ngay cả khi không cần quan sát bản đồ bằng đưa ra tính năng chỉ dẫn bằng giọng nói. Tính năng này đặc biệt phù hợp khi sử dụng dưới điều kiện thời tiết không thuận lợi (trời mưa,…) và tránh vi phạm an toàn giao thông (không sử dụng điện thoại khi đi đường). Người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone và 1 chiếc tai nghe là có thể sử dụng trọn vẹn tính năng này.

Tuy nhiên, AI chỉ dẫn khó có thể phản xạ nhanh chóng như con người. Vậy nên, để sử dụng một cách thành thạo và trọn vẹn, người dùng cần duy trì phương tiện ở tốc độ vừa phải để tránh những pha “hớ” khi không đi đúng theo Google Maps chỉ dẫn.

  1. Chế độ xem 360 độ (Street View)

Street View là chế độ mới và hiện đại nhất khi nó cho phép người dùng trải nghiệm không gian 6D tại các địa điểm trên Google Maps. Tính năng này bước đầu tạo nên sự hứng thú khá lớn dành cho người dùng do nó khá lạ. Bên cạnh tạo được sự hứng thú cho người dùng thì Street View còn giúp họ xác thực khung cảnh địa điểm chi tiết hơn, điều này giúp cho những người không giỏi xác định hướng đi trên Google Maps có thể dựa vào đây để dễ xác định hơn. 

Chế độ xem Street View trên Google Maps

Chế độ xem Street View trên Google Maps

Tuy nhiên, vì đây là tính năng lấy hình ảnh từ thế giới thực, nên phải mất một khoảng thời gian khá lâu để cập nhật hình ảnh đúng với thời gian thực nên người dùng có thể không nhận ra khung cảnh được hiển thị trên màn hình với khung cảnh ngoài đời vì quá khác biệt. Vậy nên, đây sẽ là điểm hạn chế mà Google cần cải thiện trong tương lai.

  1. Theo dõi tình hình giao thông

Một điểm cộng khá lớn dành cho Google Maps là tính năng cho phép người dùng theo dõi tình hình mật độ giao thông. Nếu tuyến đường ngả màu đỏ thì Google Maps báo hiệu tắc nghẽn nặng, tuyến đường ngả vàng thì trung bình, tuyến đường ngả xanh dương thì tình trạng giao thông thông thoáng.

Tình hình giao thông được xem trên Google Maps

Tình hình giao thông được xem trên Google Maps

Với tính năng này, người dùng Google Maps hoàn toàn có thể lựa chọn tuyến đường phù hợp để di chuyển. Đặc biệt là tại Việt Nam, sự cố tắc đường diễn ra liên tục ở các thành phố lớn, vì thế đây là tính năng vô cùng sáng tạo và tuyệt vời đối với những người dùng thường xuyên băn khoăn về tình trạng đường sá.

Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của Google Maps, người dùng hoàn toàn có thể tận dụng để giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Google Maps còn mang lại một tiện ích khác, giúp các chủ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Bài viết ở phần sau sẽ hướng dẫn bạn thực hiện bước nhảy ấy cho doanh nghiệp của mình.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết.

 
Dùng thử miễn phí

Đăng ký nhận tin