>
>
CHƯA PHÂN LOẠI

Sự khác biệt giữa ERP và CRM: Đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp SME?

<span style="font-weight:400">by</span> Tada Labs
by Tada Labs
Trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với câu hỏi khó: nên chọn phần mềm ERP hay CRM để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh? Một trong những khó khăn chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt là xác định chi phí và phạm vi ứng dụng của hai phần mềm này. Dưới đây là phân tích chi tiết về sự khác biệt và lời khuyên về cách chọn lựa phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

1. Khái niệm cơ bản về ERP và CRM

CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng) là phần mềm tập trung vào việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp. Với phần mềm này, doanh nghiệp có thể đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc, và tự động hóa các quy trình bán hàng và marketing nhằm tăng trưởng khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa doanh thu.
CRM là gì?

Ví dụ: Nhân viên bán hàng sử dụng CRM để theo dõi lịch sử giao dịch, lên lịch cuộc gọi, gửi email tự động. Ngoài ra, hệ thống còn cho phép doanh nghiệp theo dõi khiếu nại của khách hàng, quản lý chiến dịch marketing và đo lường hiệu quả chăm sóc khách hàng.

ERP (Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp) là phần mềm tự động hóa các hoạt động liên quan đến tài nguyên trong doanh nghiệp. Phần mềm này tạo ra một hệ thống dữ liệu đồng nhất giữa các phòng ban, từ quản lý bán hàng, sản xuất, nhân sự, đến tài chính, giúp tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

ERP là gì?

Ví dụ: Nhà máy sản xuất ô tô áp dụng ERP để quản lý toàn bộ quy trình từ mua nguyên liệu, sản xuất, quản lý hàng tồn kho, đến kế toán và nhân sự. 

2. Phân biệt ERP và CRM

Mặc dù cùng mục tiêu nâng cao doanh thu, ERP và CRM có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc, cách thức vận hành, chi phí và đối tượng sử dụng.

Bảng phân biệt ERP và CRM

Bảng phân biệt ERP và CRM

3. Hướng dẫn lựa chọn phần mềm ERP và CRM phù hợp

Khi nào doanh nghiệp cần CRM?

CRM là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu phát triển, tập trung vào việc tăng trưởng khách hàng và cải thiện doanh thu, cụ thể là các doanh nghiệp startup, SME với nhu cầu quản lý khách hàng hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế với chi phí thấp.

Khi nào doanh nghiệp cần ERP?

ERP phù hợp với các doanh nghiệp lớn đã có lượng khách hàng lớn và tài chính mạnh. Hệ thống giúp doanh nghiệp này quản lý hiệu quả các nguồn lực, từ nhân sự đến nguyên liệu, và giảm thiểu lãng phí, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Đôi khi, các doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng cả CRM và ERP để đồng thời giải quyết hai nhu cầu cốt lõi: tìm kiếm khách hàng mới và duy trì tăng trưởng bền vững.

Giải pháp AI ERP tích hợp CRM từ TADA LABS cho doanh nghiệp SME

Phần mềm AI ERP của TADA LABS

Phần mềm AI ERP của TADA LABS

TADA LABS hiểu rằng các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ thường gặp khó khăn với ngân sách hạn chế trong bối cảnh chuyển đổi số. Vì vậy, TADA LABS đã tích hợp tích hợp đầy đủ các module cần thiết trong một hệ thống AI ERP với giá cả phải chăng, bao gồm:

  • Quản lý quan hệ khách hàng (innoCRM)
  • Quản lý bán hàng (innoPOS)
  • Quản lý kho bãi (innoWMS)
  • Quản lý sản phẩm (innoPCM)
  • Quản lý nhân sự (innoHRM)
  • Quản lý sản xuất (innoMFG)
  • Quản lý phân phối (innoDMS)

Đồng thời, phần mềm được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ sử dụng phù hợp với người dùng không cần chuyên môn IT. Với giải pháp AI ERP của TADA LABS, các doanh nghiệp SME có thể dễ dàng tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà không cần phải lo lắng về sự phức tạp hay chi phí quá cao. 

Kết luận

Đúc kết lại, CRM là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tập trung vào khách hàng và thúc đẩy doanh thu bán hàng, trong khi ERP lại phù hợp cho việc quản lý toàn diện các quy trình nội bộ, phù hợp hơn với doanh nghiệp quy mô lớn. Đối với các SME, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, AI ERP của TADA LABS tích hợp cả ERP và CRM, mang đến một giải pháp quản lý toàn diện với giao diện dễ sử dụng, tối ưu hóa hoạt động mà không đòi hỏi chuyên môn IT cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp để phát triển bền vững.