Liên hệ
>
>
CHƯA PHÂN LOẠI

8 cách sử dụng Google Trends trong Dropshipping

<span style="font-weight:400">by</span> Tada Labs
by Tada Labs
Nghiên cứu thị trường là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp dropshipping nào, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,09% trong giai đoạn dự báo (2024-2029) theo Mordor Intelligence. Để đáp ứng điều đó, Google Trends nổi lên như một công cụ hữu ích, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xu hướng tìm kiếm và hành vi tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược thông minh hơn. Đến với bài viết này, TADA LABS giới thiệu đến doanh nghiệp 8 cách sử dụng Google Trends để tối ưu hoạt động dropshipping.

Tính năng nổi bật của Google Trends

Google Trends cung cấp nhiều tính năng quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường:
  • Xu hướng khối lượng tìm kiếm (volume search): Tính năng này hiển thị mức độ phổ biến của từ khóa qua thời gian, giúp doanh nghiệp nhận diện các sản phẩm hoặc thị trường ngách đang thịnh hành.
Tính năng volume search

Tính năng volume search

  • Mối quan tâm theo khu vực: Phân tích xu hướng tìm kiếm theo địa lý giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị cho từng khu vực cụ thể.
Từ khóa theo khu vực

Từ khóa theo khu vực

  • Truy vấn và chủ đề liên quan: Google Trends đưa ra các từ khóa và chủ đề tìm kiếm liên quan, giúp tìm ra những từ khóa mới và thị trường ngách tiềm năng.
Từ khóa liên quan

Từ khóa liên quan

  • So sánh nhiều từ khóa: Tính năng này cho phép so sánh độ phổ biến của nhiều từ khóa cùng lúc, giúp phân tích cạnh tranh và dự đoán xu hướng.
So sánh các từ khóa

So sánh các từ khóa

Tại sao nên sử dụng Google Trends cho Dropshipping?

  • Nhận diện xu hướng dropshipping dựa trên khối lượng tìm kiếm: Bằng cách theo dõi xu hướng tìm kiếm, doanh nghiệp có thể xác định sản phẩm hoặc thị trường ngách nào đang thu hút nhiều sự quan tâm và điều chỉnh danh mục sản phẩm cho phù hợp.
    • Ví dụ: Khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm chăm sóc da bền vững và khối lượng tìm kiếm cho từ khóa này liên tục tăng, nhiều doanh nghiệp như Cocoon đã thâm nhập vào thị trường mỹ phẩm bằng cách khai thác thị trường ngách này.
Mỹ phẩm thuần chay Cocoon

Mỹ phẩm thuần chay Cocoon

  • Khám phá thị trường ngách mới: Google Trends giúp bạn phát hiện những xu hướng đang phát triển, từ đó nắm bắt cơ hội trước khi thị trường trở nên bão hòa.
  • Đưa ra quyết định thông minh về sản phẩm và chiến lược marketing: Dữ liệu từ Google Trends hỗ trợ xác định các sản phẩm có nhu cầu cao, giúp điều chỉnh chiến lược marketing và quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
    • Ví dụ: Nhận thấy từ khóa “máy lọc không khí mini” tăng mạnh vào những tháng mùa đông, doanh nghiệp đã điều chỉnh chiến lược marketing để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trong mùa lạnh, đồng thời tăng cường hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu.
  • Hiểu rõ xu hướng mùa vụ để quản lý hàng tồn kho và khuyến mãi: Google Trends cung cấp thông tin về sự thay đổi theo mùa trong tìm kiếm, giúp bạn lập kế hoạch tồn kho và khuyến mãi đúng thời điểm.
  • Luôn đi trước đối thủ bằng cách nắm bắt xu hướng sớm: Việc thường xuyên theo dõi Google Trends giúp bạn phát hiện xu hướng mới trước khi đạt đỉnh, từ đó dẫn đầu trước đối thủ.
    • Ví dụ: Ngoài các yếu tố như sản phẩm, giá cả, và địa điểm, Grab đã tận dụng hiệu quả các xu hướng và chiến lược truyền thông sáng tạo (promotion) để chiếm được cảm tình của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam, giúp hãng giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường xe công nghệ tại Việt Nam.
Grab bắt trends

Grab bắt trends

8 cách sử dụng Google Trends cho cửa hàng Dropshipping

Cách 1: Nhận diện các sản phẩm và thị trường ngách đang thịnh hành

Sử dụng Google Trends để phát hiện những sản phẩm mới nổi.

  • Ví dụ: Nếu nhận thấy xu hướng “trang trí nhà bền vững” đang tăng, doanh nghiệp nên bổ sung các sản phẩm thân thiện với môi trường vào cửa hàng của mình.

Cách 2: Xu hướng mùa vụ và thời điểm

Sử dụng Google Trends để hiểu các biến động tìm kiếm theo mùa.

  • Ví dụ: Tháng 9 và tháng 10 là thời gian tân sinh viên nhập học và nhu cầu mua laptop cao, vì vậy mà doanh nghiệp nên lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi và ra mắt sản phẩm vào đúng thời điểm để tối ưu doanh số.

Cách 3: Phân tích xu hướng cạnh tranh

So sánh mức độ quan tâm giữa sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ để tìm ra cơ hội khác biệt hóa.

  • Ví dụ: Khi phân tích trên Google Trends, mức độ quan tâm đối với sản phẩm “giày thể thao hot nhất năm 2024” của đối thủ đang tăng mạnh, trong khi sản phẩm của doanh nghiệp có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng tập trung vào độ bền. Vì vậy, doanh nghiệp nên tập trung tối ưu hóa chiến lược marketing bằng cách nhấn mạnh vào ưu điểm nổi bật như độ bền, từ đó thu hút nhóm khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm sản phẩm hot nhất năm 2024 nhưng vẫn ưu tiên yếu tố độ bền hơn.

Cách 4: Nhắm mục tiêu địa lý và marketing theo khu vực

Phân tích dữ liệu Google Trends theo khu vực giúp bạn xác định các thị trường địa lý có nhu cầu cao.

  • Ví dụ: Nếu bạn phát hiện nhu cầu cao về sản phẩm thể thao ở khu vực miền Nam Việt Nam, bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing và quảng cáo để tập trung vào khu vực này.

Cách 5: Marketing nội dung và tối ưu hóa SEO

Sử dụng Google Trends để tìm ra các truy vấn tìm kiếm phổ biến liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Tìm kiếm các từ khóa như “mỹ phẩm organic” và tạo nội dung blog hoặc trang sản phẩm phù hợp với những chủ đề này để tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và tối ưu hóa SEO.

Cách 6: Dự đoán xu hướng và lập kế hoạch dài hạn

Dữ liệu lịch sử từ Google Trends có thể giúp doanh nghiệp dự đoán xu hướng tương lai.

  • Ví dụ: Nếu xu hướng tìm kiếm về sản phẩm thân thiện môi trường đang tăng, doanh nghiệp nên cân nhắc mở rộng dòng sản phẩm xanh.

Cách 7: Theo dõi và cập nhật xu hướng

Thường xuyên theo dõi Google Trends và thiết lập cảnh báo để cập nhật các xu hướng mới trong ngành dropshipping.

  • Ví dụ: Thiết lập cảnh báo cho từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn để nhận thông tin ngay khi có xu hướng mới xuất hiện, giúp bạn điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh.

Cách 8: Kết hợp Google Trends với các công cụ khác

Tích hợp dữ liệu từ Google Trends với các công cụ phân tích khác để có cái nhìn toàn diện về thị trường.

  • Ví dụ: Doanh nghiệp nên kết hợp thông tin từ Google Trends với báo cáo doanh thu từ phần mềm quản lý bán hàng và phản hồi của khách hàng để đưa ra quyết định thông minh hơn và xây dựng chiến lược dropshipping toàn diện.

Kết luận 

Google Trends là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp theo dõi xu hướng và tối ưu hóa hoạt động dropshipping. Với các tính năng như xu hướng tìm kiếm, phân tích theo khu vực và so sánh từ khóa, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược chính xác. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công cụ này trong mô hình kinh doanh Dropshipping.

 
Dùng thử miễn phí

Đăng ký nhận tin