Trong bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ, mô hình Dropshipping đã trở thành một phương thức kinh doanh hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (SME). Tuy nhiên, việc quản lý đơn hàng trong mô hình này lại mang đến nhiều thách thức phức tạp. Bài viết sau đây sẽ phân tích sâu hơn về các thách thức đó và đề xuất các giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp sản xuất SME vượt qua.
Các vấn đề trong quản lý đơn hàng
Quản lý số lượng hàng hoá trong kho khó khăn
Khi nhận đơn hàng từ nhiều đối tác Dropshipper khác nhau, doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo có đủ số lượng hàng hóa để đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, do đặc thù của mô hình Dropshipping là sản xuất khi có đơn hàng, việc dự đoán và quản lý lượng hàng tồn kho trở nên phức tạp hơn. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất áo thun nhận đơn hàng từ 10 Dropshipper, với mỗi Dropshipper yêu cầu 50 chiếc áo trong cùng một ngày. Nếu doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu hoặc không quản lý tốt kho bãi, họ sẽ không thể đáp ứng kịp thời, dẫn đến chậm trễ trong giao hàng và mất uy tín, việc mất uy tín này không chỉ là đối với người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của Dropshipper và dẫn đến những khó khăn hợp tác sau này với họ. Do đó chuẩn hóa quy trình và ứng dụng phần mềm là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp SME. Giải pháp: Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý kho để theo dõi số lượng hàng tồn kho theo thời gian thực, đưa ra cảnh báo khi số lượng hàng hóa dưới mức an toàn. Đồng thời, xây dựng quy trình dự trữ nguyên liệu cũng rất quan trọng để có thể sản xuất nhanh chóng khi nhận được đơn hàng lớn bất ngờ. Quy trình này bao gồm việc xác định mức tồn kho tối thiểu cho từng loại nguyên liệu và theo dõi sát sao lượng nguyên liệu sẵn có. Bên cạnh đó, với sự phát triển, xu thế của AI, việc dự báo nhu cầu thị trường dựa trên lịch sử mua hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Dự báo không còn là sự lựa chọn mà là nhu cầu thiết yếu trong xu thế mới nhằm củng cố, khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.Sai sót trong sản xuất
Việc sản xuất sai đơn hàng, thiếu hoặc thừa sản phẩm so với yêu cầu của đối tác Dropshipper là vấn đề phổ biến. Điều này không chỉ làm tốn kém chi phí mà còn gây ra sự chậm trễ trong giao hàng. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất giày thể thao nhận đơn hàng từ một Dropshipper yêu cầu 200 đôi giày màu xanh, size 42. Tuy nhiên, do lỗi trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp đã sản xuất 200 đôi giày màu xanh, size 40. Những lỗi này có thể bắt nguồn từ:- Lỗi từ khâu nhập liệu: Nhân viên nhập sai thông tin đơn hàng vào hệ thống quản lý sản xuất, dẫn đến việc sản xuất sai kích thước sản phẩm.
- Quy trình kiểm tra chất lượng chưa chặt chẽ: Thiếu các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng, hoặc các bước kiểm tra này không hiệu quả, dẫn đến việc phát hiện lỗi quá muộn.
- Hệ thống quản lý sản xuất thiếu tính tự động hóa: Hệ thống không có khả năng kiểm tra và xác nhận thông tin sản phẩm trước khi bắt đầu sản xuất, dẫn đến việc sản xuất sai lệch mà không được phát hiện kịp thời.