Liên hệ
>
>
CHƯA PHÂN LOẠI

Xu hướng công nghệ và quản lý trong năm 2024 doanh nghiệp không thể bỏ lỡ

<span style="font-weight:400">by</span> Tada Labs
by Tada Labs

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, bệnh dịch, các doanh nghiệp loay hoay trong việc tìm kiếm những giải pháp công nghệ hữu hiệu nhằm cải thiện và đột phá mạnh mẽ cho hệ thống của mình. Trong năm 2024, các xu hướng công nghệ nổi lên như những “viên thuốc thần” giúp đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết ấy của doanh nghiệp.

Bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ và tổng quan nhất về những xu hướng công nghệ đã ra đời trong thời gian khó khăn ấy.

  1. Chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã được nhen nhóm từ những năm cuối của thế kỉ XX. Với sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử, hệ thống lưu trữ kỹ thuật số những năm đầu thế kỉ XXI, thương mại điện tử đã dần trở nên thịnh hành trên thế giới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ, cụm từ chuyển đổi số nay đã trở nên rất quen thuộc đối với bất kì doanh nghiệp nào.

Ở phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các báo cáo đã chỉ ra nhiều điểm sáng như chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132, tăng 2 bậc so với cùng kỳ năm ngoái; Tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP,… Những con số trên muốn nói rằng Việt Nam đang là quốc gia tích cực, đi đầu và thích nghi rất nhanh chóng với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. 

Chính vì sự thích ứng nhanh nhạy như thế điều đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ cũng cần “bắt trend” để tăng năng suất, độ hiệu quả trong quản lý, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty của mình.. 

Một số phần mềm quản lý các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay đã ứng dụng để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí vô cùng thành công như ERP, AI ERP, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự,…

  1. Trí thông minh nhân tạo

Đương nhiên rồi, khi nhắc đến xu hướng công nghệ thì không thể không kể đến trí thông minh nhân tạo (AI) phải không? 

Được nghiên cứu từ những năm 40 của thế kỷ trước, trải qua một hành trình dài dằng dặc sai lại sửa, sai lại sửa, cho đến nay, trí thông minh nhân tạo (AI) đã dần hoàn thiện và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống chúng ta. 

Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, rất nhiều ứng dụng tích hợp AI được ra đời có thể kể đến là Generative AI – Hệ thống AI giúp người dùng trực quan hóa hình ảnh; Chat GPT – Được coi như “vụ nổ lớn” của toàn cầu lúc mới ra mắt, nay Chat GPT đã dần quen thuộc hơn với nhiều người dùng trên toàn thế giới, Trợ lý ảo AI – Được tích hợp hoàn toàn toàn trong những chiếc smartphone của chúng ta, có thể điểm tên một vài “gương mặt nổi bật” như Siri, Chatbot Google,.. hoặc thậm chí là tích hợp AI trong quản lý bán hàng, quản lý doanh nghiệp,… như AI ERP. 

tri-thong-minh-nhan-tao-ai

Trí thông minh nhân tạo (AI)

  1. Big Data

Được ra đời như một hệ quả tất yếu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Big Data trở thành xu hướng mà bất kì doanh nghiệp nào muốn cải thiện hiệu quả trong công việc của mình từ quy mô vừa trở lên đều cần ứng dụng. 

Big Data được mô tả như một tập dữ liệu lớn, lớn đến mức các công cụ lưu trữ và xử lý dữ liệu truyền thống không thể kiểm soát được. Ngoài được hiểu như một thứ có kích thước lớn thì Big Data còn đề cập đến tốc độ, sự đa dạng và tính xác thực của dữ liệu. 

Big Data được ứng dụng đa dạng và vô cùng hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng, y tế đến thương mại điện tử, bán lẻ,… Sự cải tiến và ứng dụng của Big Data sẽ không chỉ dừng lại ở đây mà chắc chắn sẽ nhanh chóng lan rộng hơn nữa trong tương lai.

  1. Internet of Things (IoT) – Internet vạn vật

Mới xuất hiện ở những năm gần đây, Internet vạn vật (IoT) ngày càng trở nên phổ biến và tạo nên ấn tượng với “hệ sinh thái” công nghệ mà nó tạo ra. 

Xe tự lái là một trong những ví dụ vô cùng điển hình của IoT. Với hệ thống IoT, xe tự lái sử dụng nhiều thiết bị để tự điều hướng an toàn trên mọi điều kiện giao thông và thời tiết. Bên cạnh đó, trong việc vận hành chuỗi cung ứng, hệ thống IoT hỗ trợ người dùng theo dõi hành trình đơn hàng, từ đó tạo nên sự thuận lợi để góp phần tạo sự tính toán chính xác và ứng phó kịp thời nếu có tình huống không tốt xảy ra.

Hiện nay, ứng dụng IoT trong cuộc sống nhìn chung vẫn khá đắt đỏ so với mức thu nhập của nhiều người và chỉ được ứng dụng trong doanh nghiệp lớn hay các hộ dân cư có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển hơn trong tương lai, nguồn chi phí được giảm xuống, hy vọng xu hướng tuyệt vời này sẽ được lan rộng tới rất nhiều người và khiến cho cuộc sống được thuận lợi hơn.

  1. Blockchain

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, công nghệ Blockchain đã được đặt nền móng bởi Stuart Haber và W. Scott Stornetta với ý tưởng về một hệ thống sổ cái kỹ thuật số được bảo vệ bằng mật mã. Bằng cách này, công nghệ ấy cho phép người dùng thay đổi các dữ liệu dưới sự giám sát minh bạch, đây chính là bước khởi đầu của Blockchain.

Trong những năm trở lại đây, công nghệ Blockchain đã liên tục thay đổi và cải tiến, từ việc thành lập những tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển đến việc tạo ra những “biến thể” mới như Blockchain 3.0. Những cải tiến mới này ngày càng khiến Blockchain trở nên dễ sử dụng, chất lượng, và hiệu quả hơn. Thay vì ngày xưa người dùng bán một đơn hàng phải được take note hóa đơn từ 2 phía người bán và người mua để ghi nhận bút toán – thiếu sự khách quan và khó kiểm soát độ chính xác, thì nay với Blockchain, chỉ cần một vài cú click chuột đã khiến việc này hoàn thiện một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Trong những năm tới, khi thương mại điện tử, phương pháp bán hàng liên kết đa kênh (omnichannel) lên ngôi, Blockchain được dự báo ngày càng phát triển vượt bậc và trở thành một xu hướng mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng phải xem qua.

  1. Metaverse

Là một thuật ngữ có nghĩa muốn nói đến một khái niệm về không gian ảo, metaverse cho phép người dùng sử dụng công nghệ ảo ở nhiều lĩnh vực như: truyền thông, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), kết nối doanh nghiệp,…

Trong những năm trở lại đây, không thể không nhắc đến cú nổ của xu hướng metaverse khi rất nhiều người dùng trên không gian ảo tham gia như trò chơi Beat Saber,… Năm 2021, ông lớn facebook, instagram đổi tên thành Meta (lấy cảm hứng từ metaverse), đồng thời khẳng định rằng họ tin vào một thế giới được kết nối với nhau trong vũ trụ metaverse. Đối với các doanh nghiệp, thay vì phải tổ chức một cuộc họp trực tiếp kéo dài 4-5 tiếng tính cả thời gian đi đứng, thực họp thì họ có thể họp trực tuyến thông qua hệ thống metaverse, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. 

Metaverse chắc chắn là bước chuyển mình lớn của xu hướng công nghệ hiện nay, thứ được hy vọng sẽ mang con người trên khắp địa cầu lại gần nhau hơn chính vì vậy, metaverse được mong đợi sẽ mang đến làn gió mới trong văn hóa truyền thống lẫn văn hóa hiện đại, văn hóa tổ chức trên toàn thế giới.

quan-ly-cuoc-hop-truc-tuyen-voi-metaverse

Quản lý cuộc họp trực tuyến với metaverse

  1. Công nghệ 5G

Tiếp nối thành công từ công nghệ 2G, 3G, 4G, năm 2023 công nghệ 5G chính thức ra đời. Đây là bước đột phá, là thế hệ tân tiến nhất của công nghệ truyền thông di động được phát triển bởi NASA.

Công nghệ 5G được xem như chiếc chìa khóa để bước vào thế giới công nghệ. Với 5G, con người có thể ứng dụng vào việc phát triển triển khai các giải pháp di chuyển tự động (ô tô tự lái), xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho, kết nối hỗ trợ IoT (internet vạn vật), hoặc dùng trong việc vận hành hệ thống quản lý doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng và hỗ trợ giáo dục trong việc truyền đạt kiến thức và quản lý học tập.

Tuy còn khá mới mẻ nhưng chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, công nghệ này sẽ trở chính thức thay thế 4G để trở thành một xu hướng công nghệ mới mà người người, nhà nhà muốn có.

Vai trò của TADA LABS 

Với vai trò là doanh nghiệp cung cấp những giải pháp mở liên quan đến công nghệ, hệ thống quản lý, TADA LABS định vị mình là cầu nối giữa công nghệ và khách hàng. 

Nếu như doanh nghiệp của bạn cần tích hợp giải pháp công nghệ nhưng lại cảm thấy khó khăn trong việc thu nạp những kiến thức công nghệ mới thì hãy đến với đến với TADA LABS, mọi kiến thức “khó nhằn” sẽ được chúng tôi đơn giản hóa bằng những giải pháp hữu hiệu, tinh giản, dành riêng cho cả những người am hiểu lẫn chưa tìm hiểu nhiều về công nghệ.

Trong bối cảnh thế giới tốc độ phát triển ngày càng nhanh, các xu hướng công nghệ mới mọc lên như nấm, bối cảnh thế giới có thể thay đổi chỉ sau một giấc ngủ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Các chủ doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc bắt kịp những xu hướng và nhảy múa trên chúng, thứ mà được xem là những cơ hội vàng và cú bật nhảy để doanh nghiệp gia tăng tốc độ và phát triển vượt bậc. 

Liên hệ với TADA LABS ngay để được trải nghiệm miễn phí các giải pháp công nghệ và nhận sự tư vấn chi tiết và tận tình nhất!

Dùng thử miễn phí

Đăng ký nhận tin