Trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, để gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp công nghệ để tối ưu hóa quy trình quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó có thể tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí trên từng sản phẩm. Một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay mà các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều mong muốn sở hữu cho doanh nghiệp của mình là ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn những kiến thức về ERP, giới thiệu một số ERP phổ biến và hướng dẫn làm thế nào để tích hợp ERP.
Khái niệm chung về ERP
ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống phần mềm tích hợp, giúp quản lý và tự động hóa các quy trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. ERP kết nối các phòng ban và chức năng khác nhau trong doanh nghiệp thành một hệ thống thống nhất, giúp tối ưu hóa việc lưu trữ và quản lý thông tin, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.
Lịch sử phát triển của ERP
ERP (Enterprise Resource Planning) bắt nguồn từ hệ thống lập kế hoạch yêu cầu vật liệu MRP (Material Requirement Planning). Đây là hệ thống có từ những năm 1960 khi J.I. Case hợp tác với International Business Machine (IBM) để phát triển hệ thống MRP đầu tiên. Dù tốn kém và phức tạp, MRP tại thời điểm đó đã giúp doanh nghiệp theo dõi hàng tồn kho và quản lý sản xuất hiệu quả hơn.
Trong thập niên 1970, MRP trở nên phổ biến nhưng vẫn giới hạn ở các công ty lớn. Đến thập niên 1980, hệ thống MRP II ra đời, mở rộng khả năng quản lý và lập kế hoạch sản xuất, tạo điều kiện cho nhiều bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp hiệu quả hơn.
Năm 1990, thuật ngữ ERP được chính thức được Gartner đặt ra, phản ánh việc nhiều doanh nghiệp ngoài ngành sản xuất cũng bắt đầu sử dụng công nghệ này để tăng hiệu quả hoạt động tổng thể. ERP trở thành một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, tích hợp các chức năng kinh doanh như kế toán, bán hàng và nhân sự.
Cuối thập niên 1990, ERP đám mây ra đời, cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu từ xa và giảm chi phí duy trì hệ thống. Điều này giúp ERP trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 2000, khái niệm ERP II xuất hiện, tích hợp các ứng dụng như CRM và SCM, mở rộng khả năng và hiệu quả của hệ thống ERP.
Cho đến ngày nay, ERP là một công cụ quan trọng, cung cấp và hỗ trợ quản lý thông tin toàn diện về mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ bán hàng và tiếp thị đến phát triển sản phẩm và nhân sự. Thậm chí ERP ngày nay còn được tích hợp thêm AI gọi là AI ERP.
Các ngành hàng tích hợp ERP
ERP được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Trong đó, theo báo cáo khảo sát của Panorama năm 2019, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong việc sử dụng ERP là sản xuất (32%), theo sau lần lượt là ngành Dịch vụ & CNTT (18%) và dịch vụ tài chính (17%).
Biểu đồ tỉ trọng các ngành ứng dụng ERP tại Việt Nam năm 2019
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy cơ hội dành cho những nhà cung cấp ERP thâm nhập để tích hợp vào các lĩnh vực là rất lớn. Đây là miếng bánh thật sự màu mỡ. Còn đối với các chủ doanh nghiệp, những người tìm kiếm giải pháp ERP thì hãy tận dụng cơ hội tích hợp ERP vào mô hình kinh doanh của mình ngay lúc này để tạo lợi thế cạnh tranh trước khi miếng bánh ấy bị bão hòa.
Phân loại ERP theo chức năng
Dưới đây là một số loại ERP phổ biến, được phân loại theo các chức năng chính:
- ERP Tài Chính (Financial ERP): Quản lý tài chính, kế toán, lập kế hoạch tài chính, và báo cáo tài chính.
- ERP Nhân Sự (Human Resources ERP): Quản lý tuyển dụng, đào tạo, hiệu suất làm việc, lương và phúc lợi.
- ERP Sản Xuất (Manufacturing ERP): Quản lý quy trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguyên vật liệu và giám sát chất lượng.
- ERP Bán Hàng (Sales ERP): Quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, dự báo bán hàng và phân tích thị trường.
- ERP Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain ERP): Quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, lập kế hoạch và dự báo nhu cầu nguyên vật liệu.
- ERP Phân Phối (Distribution ERP): Quản lý phân phối sản phẩm, theo dõi và quản lý logistics.
Khi nào doanh nghiệp nên đầu tư cho ERP
Nếu như doanh nghiệp của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu sau thì đây là lúc để bạn nên tích hợp ngay một hệ thống ERP vào mô hình kinh doanh của mình:
- Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, mở thêm chi nhánh nhưng hệ thống quản lý truyền thống gây khó khăn trong việc quản lý và vận hành (nhân sự, kế toán và bán hàng,…)
- Doanh nghiệp đang sử dụng nhiều phần mềm quản lý bán hàng, khách hàng và kế toán tài chính nhưng mất nhiều thời gian kết nối, tìm kiếm và sử dụng, thiếu tính hệ thống và tập trung hóa.
- Việc kiểm tra và so sánh dữ liệu giữa các bộ phận mất nhiều thời gian và chi phí.
- Khi phát sinh nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành, quản lý.
- Hệ thống hiện tại đã lỗi thời và không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Viettel ứng dụng ERP và thành công vang dội
Trong lĩnh vực viễn thông, sự hài lòng của khách hàng là một vấn đề quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ. Hiểu được vấn đề này, Viettel Group – một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – CNTT hàng đầu của Việt Nam đã tận dụng hệ thống CRM để giữ chân và thu hút khách hàng, sử dụng nguồn lực của công ty một cách hiệu quả, việc này đã giúp Viettel có thể tạo ra những chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây, tập đoàn Viettel đã đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển hệ thống quản lý quan hệ khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam và đã đạt được một số thành tựu to lớn như:
- Đã nâng cấp và hoàn thiện việc quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung hơn.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng trong và sau bán hàng được cải thiện rõ rệt.
- Công việc xử lý nhanh hơn với hệ thống CRM được thiết lập.
- Là doanh nghiệp viễn thông duy nhất tại Việt Nam phủ sóng ở khắp nơi trên thế giới.
Trụ sở chính của Viettel
Những giải pháp ERP đột phá chỉ có tại TADA LABS
TADA LABS là công ty dịch vụ giải pháp hàng đầu, chuyên cung cấp các hệ thống ERP tiên tiến, phù hợp với nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp. Dưới đây là các loại ERP mà TADA LABS chúng tôi đang cung cấp, truy cập ngay tại đây để tìm hiểu kĩ hơn.
– Dành cho Shop bán hàng:
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý bán hàng
- Quản lý thu chi
- Quản lý sản xuất
– Dành cho doanh nghiệp SME:
- Quản lý bán hàng innoPOS
- Quản lý quan hệ khách hàng innoCRM
- Quản lý nhân sự innoHRM
- Quản lý sản xuất innoMFG
- Quản lý phân phối innoDMS
- Quản lý đào tạo innoLMS
- Quản lý kho bãi innoWWMS
- Quản lý tài chính innoFIN
- Quản lý chất lượng innoQMS
- Quản lý hiệu suất inno PMS
- Quản lý nhà cung cấp innoSRM
Kết luận
Thông qua blog này, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của ERP. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã chỉ ra tiềm năng của việc tận dụng ERP trong hoạt động kinh doanh, giúp tổ chức kinh doanh khoa học và hiệu quả hơn. Tóm lại, với bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng kinh doanh nếu muốn doanh nghiệp của mình bứt phá cần thích nghi nhanh chóng với nhịp độ chóng mặt này bằng cách ứng dụng ERP như một giải pháp hiệu quả giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với TADA LABS để nhận được sự tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý ERP tiên tiến nhất!