>
>
CHƯA PHÂN LOẠI

Tăng hiệu quả kinh doanh với hệ thống mã vạch (Barcode)

<span style="font-weight:400">by</span> Tada Labs
by Tada Labs

Barcode là gì? 

Khái niệm

Vi-du-ve-Barcode-300x212.jpg

Ví dụ về Barcode

Barcode hay mã vạch là một công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay để thu thập và nhận diện dữ liệu thông qua một mã số, chữ số. Barcode là tập hợp các đường sọc đen trắng song song, được in lên trên bao bì sản phẩm, Barcode có vai trò quan trọng trong việc mã hóa thông tin sản phẩm, giúp cho các thiết bị quét mã vạch có thể dễ dàng nhận diện và đọc được thông tin. Mỗi dãy số không chỉ định danh doanh nghiệp mà còn chứa thông tin chi tiết về dịch vụ và sản phẩm, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quản lý hàng hóa.

Lịch sử hình thành

Khái niệm mã vạch (Barcode) được phát minh bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Ban đầu, họ sử dụng mã Morse để in những vạch hẹp và rộng thẳng đứng, nhằm tự động hóa việc kiểm tra quy trình kinh doanh trong các cửa hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy rằng mã Morse dạng vạch rộng gây khó khăn trong việc phân biệt, họ đã cải tiến sang sử dụng dạng điểm đen với các vòng tròn đồng tâm, mang lại khả năng phân định dễ dàng hơn.

NCR (National Cash Register Company) đã trở thành công ty tiên phong trong việc phát triển và sản xuất máy quét để đọc các ký hiệu mã vạch này. Cột mốc quan trọng đầu tiên trong lịch sử mã vạch là vào năm 1974, khi một gói kẹo cao su Wrigley tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio, quê nhà của NCR, trở thành mặt hàng đầu tiên được quét mã vạch. Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc cách mạng trong quản lý và tự động hóa kinh doanh, giúp nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong việc kiểm soát hàng hóa và dịch vụ.

Phân loại Barcode

Barcode 1D

Mã vạch 1D (Barcode 1D) là dạng mã vạch đơn chiều, đặc trưng bởi các đường sọc đen trắng song song chạy theo chiều ngang. Những dữ liệu mã hóa trong mã vạch 1D được sắp xếp và đọc theo một chiều duy nhất – chiều ngang. Thông thường, mã vạch 1D có thể chứa từ 20 đến 25 ký tự, phù hợp để lưu trữ các thông tin cơ bản về sản phẩm như loại sản phẩm, kích thước và màu sắc. Nhờ vào sự đơn giản và hiệu quả của nó, mã vạch 1D được ứng dụng rộng rãi trong quản lý hàng hóa và quy trình bán lẻ, giúp tăng cường tính chính xác và tốc độ xử lý thông tin trong các hệ thống quản lý kho và thanh toán như POS.

Tổng hợp các Barcode 1D

Tổng hợp các Barcode 1D

Cách đọc mã vạch 1D

  • Mã số EAN-13: gồm 13 con số, đọc từ trái sang phải.
  • Mã quốc gia: Hai hoặc ba chữ số đầu, do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia thành viên. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
  • Mã doanh nghiệp: Có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu chữ số, do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp.
  • Mã mặt hàng: Có thể là năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp, do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình.
  • Số kiểm tra: Số cuối cùng, được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số trên.

Ví dụ: Mã vạch: 893604381125-C. Hãy xác định C.

  • 893: Mã quốc gia Việt Nam
  • 6043: Mã doanh nghiệp thuộc Việt Nam
  • 81125: Mã hàng hóa của doanh nghiệp
Phân tích chẵn, lẻ của mã vạch

Phân tích chẵn, lẻ của mã vạch

Xác định số kiểm tra (C):

  1. Tổng số ở STT lẻ từ phải sang trái x 3: (5 + 1 + 8 + 4 + 6 + 9) x 3 = 99
  2. Tổng số ở STT chẵn từ phải sang trái: 2 + 1 + 3 + 0 + 3 + 8 = 17
  3. Tổng B1 & B2: 99 + 17 = 116
  4. Làm tròn theo bội số của 10 sát với giá trị gần nhất của tổng trên: 116 → 120
  5. Số làm tròn – tổng tính ở B3: 120 – 116 = 4

Vậy mã vạch là: 8936043811254

Nếu số kiểm tra C sau khi tính toán không khớp, có thể thấy mã vạch này không đáng tin cậy. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố khác của sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng, nhằm đảm bảo tính xác thực và chất lượng của sản phẩm.

Barcode 2D

Barcode 2D là loại mã vạch 2 chiều, với dữ liệu được mã hóa thông tin dưới dạng ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ sắp xếp xen kẽ nhau, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Chính vì vậy, thông tin sẽ được mã hóa nhiều hơn so với loại barcode 1D ít nhất 2000 ký tự.

 
2 dạng Barcode 2D

2 dạng Barcode 2D

QR Code

Data Matrix Code

Hỗ trợ mã hóa dữ liệu theo 4 chế độ khác nhau từ số, Kanji, byte, chữ, khả năng đọc dữ liệu siêu nhanh

Mức độ bảo mật thông tin, sửa lỗi tốt hơn so với các loại mã vạch khác

Kích thước không bị giới hạn

Dung lượng ít hơn

Ứng dụng cho các hoạt động giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị quảng cáo, tra cứu thông tin, giao dịch thanh toán, quét mã thanh toán hay quảng bá thương hiệu,… 

Ứng dụng trong việc đặt tên các loại văn bản, hàng hóa, tài liệu,….

Lợi ích của Barcode

Việc ứng dụng mã vạch đã mang đến một cuộc cách mạng trong quản lý và vận hành doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách gắn một mã vạch nhỏ bé lên từng sản phẩm, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, từ nguồn gốc xuất xứ, giá cả đến số lượng tồn kho. Nhờ đó, việc quản lý trở nên minh bạch và hiệu quả hơn bao giờ hết, giúp giảm thiểu sai sót đến 50% so với các phương pháp truyền thống (theo nghiên cứu của GS1 UK).

Trong quy trình bán hàng, mã vạch giúp nâng cao tốc độ và độ chính xác của giao dịch, góp phần cải thiện trải nghiệm khách hàng. Một khảo sát của Zebra Technologies cho thấy 86% nhà bán lẻ sử dụng mã vạch nhận thấy khách hàng hài lòng hơn với quá trình thanh toán. Hơn hết, mã vạch còn góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách quản lý và theo dõi hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng.

TADA LABS – Giải pháp quản lý bán hàng bằng Barcode

Giao diện phần mềm bán hàng AI ERP

Giao diện phần mềm quản lý bán hàng AI ERP

TADA LABS là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, đặc biệt là trong phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm AI ERP của TADA LABS tích hợp đầy đủ các module cần thiết để vận hành cho một doanh nghiệp sản xuất bán hàng, điển hình là module innoPOS giúp bán hàng bằng Barcode, hỗ trợ theo dõi sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.

Bên cạnh đó, sản phẩm của TADA LABS hướng đến đa dạng các doanh nghiệp từ doanh nghiệp siêu nhỏ đến các doanh nghiệp SME. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện, AI ERP của TADA LABS là phần mềm phù hợp nhất với người dùng cá nhân có ít hoặc không cần chuyên môn IT.

Kết luận

Việc áp dụng mã vạch đã chứng minh là một giải pháp hiệu quả và cần thiết cho các doanh nghiệp. Với những lợi ích rõ ràng và thiết thực, đầu tư vào công nghệ mã vạch và phần mềm quản lý không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quản lý đơn hàng mà còn giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác trong quy trình quản lý kho và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng.

Liên hệ với TADA LABS ngay hôm nay để khám phá giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!